Tổng
Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – TNHH MTV (Becamex IDC) hiện
đang đứng đầu về diện tích đất KCN tại Việt Nam. Tổng tài sản của
Becamex IDC được ước tính chỉ đứng sau Tập đoàn Vingroup…
Mới đây, Sở Giao
dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vừa có thông báo về việc tổ chức
phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của Tổng Công ty Đầu tư và
Phát triển Công nghiệp – TNHH MTV (Becamex IDC) vào ngày 1/12.
Theo kế hoạch của Becamex IDC
vốn điều lệ sau cổ phần hóa sẽ ở mức 13.170 tỷ đồng, tương đương 1,3 tỷ
cổ phần. Tuy nhiên, số lượng cổ phần được IPO chỉ là 311,2 triệu đơn
vị, tương đương 23,6% vốn điều lệ dự kiến. Với mức giá khởi điểm 31.000
đồng/cổ phần, số tiền nhà nước thu về ít nhất đạt 9.647 tỷ đồng nếu
phiên đấu giá thành công.
Với quy mô tài sản
khổng lồ của quy mô tài sản của Becamex IDC, đây sẽ là thương vụ IPO
lớn nhất năm 2017, và đứng thứ 2 trong lịch sử thị trường chứng khoán
Việt Nam sau thương vụ IPO Vietcombank cách đây 10 năm, thu về hơn
10.500 tỷ đồng.
Becamex IDC
được thành lập từ năm 1976 với tên gọi là Công ty Thương nghiệp Tổng
hợp Bến Cát (Becamex) với hoạt động kinh doanh chính là thu mua nông
sản. Sau nhiều lần sáp nhập và đổi mới, đến nay, Becmex IDC đã trở thành
một Tập đoàn kinh tế lớn ở khu vực phía Nam với 28 công ty thành viên
trải rộng trên các lĩnh vực: chứng khoán, tài chính, bảo hiểm, xây dựng,
thương mại, bất động sản, dịch vụ viễn thông, công nghiệp.
Về bất động sản khu công nghiệp, Becamex IDC
hiện có 6 KCN gồm: KCN Mỹ Phước, gồm 3 giai đoạn với tổng diện tích
3.429 ha; KCN Việt Nam – Singapore, gồm 6 KCN với tổng diện tích
6.000ha, công ty nắm 49%; KCN và đô thị Thới Hòa 956ha; KCN Bàu Bàng
2.000 ha; Khu liên hợp Công nghiệp – Đô thị – Dịch vụ Bình Dương 4.196
ha; và KCN Becamex – Bình Phước 4.300 ha.
Trong số các dự án
này nổi bật nhất là dự án Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP),
qua gần 20 năm phát triển, hiện VSIP không chỉ phát triển tại Bình Dương
mà còn mở rộng ra nhiều tỉnh thành như: Quảng Ngãi, Bắc Ninh, Hải
Phòng, Nghệ An, Hải Dương. Hệ thống này hiện đang thu hút 660 dự án với
tổng vốn đầu tư trên 9 tỷ USD, góp phần giải quyết việc làm cho khoảng
180.000 lao động các địa phương.
Tiếp đó là dự án
như Khu Công nghiệp và Đô thị Mỹ Phước (4.500 ha), Khu Liên hợp Công
nghiệp – Dịch vụ – Đô thị Bàu Bàng (trên 4.000 ha) hiện thu hút khoảng
470 dự án đầu tư với tổng vốn hơn 4 tỷ USD, giải quyết việc làm cho trên
90.000 lao động.
Đối với các dự án bất động sản thương mại khác, Becamex IDC
đang sở hữu một loạt dự án lớn như Becamex City Center (6ha) với tổng
mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng, dự án Ecolakes Mỹ Phước tổng mức đầu tư
gần 620 triệu USD trong vòng 7 năm Becamex IDC nắm 45%; dự án Becamex
Thuận An (190ha)…. Dự án khu đô thị Tokyu Bình Dương hay dự án nhà ở an
sinh xã hội Becamex… với quy mô mỗi dự án lên đến hàng trăm héc ta.
Đặc biệt, đáng chú
ý nhất là dự án Thành phố mới Bình Dương với quy mô 1.000 ha được tham
vọng sẽ phục vụ cho khoảng 125.000 người định cư lâu dài và hơn 400.000
người thường xuyên đến làm việc. Để thực hiện dự án, Becamex IDC
tính toán tổng nhu cầu vốn đến năm 2020 để hoàn thành các dự án thành
phần theo quy hoạch là hơn 200.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 10 tỷ
USD.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn phát triển hàng loạt các dự án BOT
tại tỉnh Bình Dương, nhiều dự án nhà ở xã hội giá rẻ nhất nước mà đến
TP.HCM cũng muốn học theo như mô hình nhà ở 100 triệu đồng cho công
nhân.
Với số lượng dự án quy mô cực lớn cùng quỹ đất trải dọc khắp các địa bàn tại Bình Dương, Tổng Công ty Becamex IDC từng được mệnh danh là một “chaebol” của tỉnh Bình Dương.
Nhận xét
Đăng nhận xét