Theo tin tức,
mới đây thông tin về việc ngoài Saigon One Tower còn 2 doanh nghiệp là
thành viên của Tập đoàn Hoàn Cầu một thời lừng lẫy bị siết nợ đã được
nhiều người quan tâm. Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang có
những bước khởi sắc, phục hồi thì các dự án lớn lại bị siết nợ và thật
trùng hợp, đó toàn là dự án ở vị trí đắc địa. Có ngẫu nhiên không?
Điều khủng khiếp đó đã xảy ra với một Tập đoàn được xem là hùng mạnh
và có nhiều dự án siêu khủng ở Việt Nam. Cụ thể, thông tin mới đây từ
VAMC cho biết, Sacombank đã bán khoản nợ của 2 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hoàn Cầu
là Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Khánh Hòa và Công ty TNHH Hoàn Cầu Nha
Trang cho VAMC. Cụ thể, Hoàn Cầu Khánh Hòa có tổng dư nợ gốc là 1.300 tỷ
đồng, tổng nợ lãi và phí trên 84 tỷ đồng. Hoàn Cầu Nha Trang có nợ gốc
là 1.100 tỷ đồng, tổng nợ lãi và phí trên 93 tỷ đồng.
Cũng theo thông tin từ VAMC tài sản đảm bảo khoản nợ đã vay là 8 quyền sử dụng đất có tổng diện tích 51.454m2 tại phường Tân Thuận Tây và phường Bình Thuận, Quận 7 . Đây là dự án UBND TP.HCM giao đất cho Công ty TNHH Hoàn Cầu đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xây dựng nhà ở khu dân cư Tân Thuận Tây vào năm 2008. Mục tiêu của dự án là xây dựng nhà kinh doanh và tham gia chương trình tái định cư của thành phố. Tới nay, đã gần 9 năm kể từ khi được giao đất Hoàn Cầu vẫn chưa thực hiện xong hạ tầng của dự án.
Trên trang website của Tập đoàn Hoàn Cầu cho thấy Công ty TNHH Hoàn Cầu được thành lập năm 1993 với vốn điều lệ ban đầu là 193 tỷ đồng. Công ty Hoàn Cầu Khánh Hòa được thành lập năm 2010 và là chủ đầu tư Quần thể nghỉ dưỡng Quốc Tế Diamond Bay City, trung tâm thương mại và Khách sạn Hoàn Cầu – 20 Trần Phú – Nha Trang. Năm 2015, Hoàn Cầu tăng vốn lên 1.170 tỷ đồng. Đến năm 2016, Tập đoàn Hoàn Cầu chính thức giới thiệu dự án Diamond City tại phường Tân Thuận Tây, quận 7. Đây chính là dự án mà Hoàn Cầu đã thế chấp cho 2 công ty trong tập đoàn của mình vay vốn.
Trước đó, năm 2005 Thủ tướng đã yêu cầu UBND tỉnh Khánh Hòa và UBND
TP.HCM rà soát lại toàn bộ dự án đã giao cho Công ty TNHH Hoàn Cầu.
Thông tin cho biết, Chỉ trong thời gian ngắn từ năm 2001-2004, UBND tỉnh
Khánh Hòa đã “ưu ái” giao cho Công ty Hoàn Cầu Nha Trang bảy dự án có
tổng diện tích trên 1.042ha đất với tổng vốn đầu tư trên 1.162 tỉ đồng,
trong khi công ty chỉ có vốn điều lệ 161 tỷ đồng. Hiện này, Công ty TNHH
Hoàn Cầu chỉ có vốn điều lệ hơn 1.000 tỷ đồng nhưng đầu tư vào hàng
chục công ty con và nhiều dự án đầu tư với số vốn lên đến hàng tỷ USD.
Mới đây thông tin được giới bất động sản là thông tin VAMC yêu cầu Công ty CP Sài Gòn One Tower bàn giao tài sản bảo đảm là một số tầng trong tòa nhà là Saigon One Tower tại địa chỉ 34 Tôn Đức Thắng, quận 1, TP HCM để xử lý nhằm thu hồi nợ. Đây là tài sản thế chấp cho các công ty Cổ phần Saigon One Tower, Công ty CP Đầu tư Liên Phát, Công ty CP TV ĐT và XD Minh Quân, Công ty CP Tân Superdeck M&C. Cho đến nay số nợ gốc và lãi phát sinh cho khoản vay này hơn 7.000 tỷ đồng.
Trên đây chỉ là 2 trong rất nhiều trường hợp các dự án bất động sản thế chấp ngân hàng vay vốn để đầu tư. Trong đó chắc chắn có rất nhiều khoản vay có tổng số gốc và lãi đã có giá trị vượt xa số bất động sản thế chấp. Như vậy, dù ngân hàng có bán những tài sản này cũng không thể thu hồi hết nợ. Do đó khi xử lý tài sản đảm bảo thì ngân hàng vẫn không thể thu hồi hết các khoản nợ và phải ghi nhận thua lỗ.
Việc thu hồi tài sản đảm bảo là bất động sản cũng sẽ nảy sinh những hệ lụy khác. Chẳng hạn trước đây dự án Diamond City và Saigon One Tower từng rao bán. Như vậy, nếu như người dân nào mua phải những nhà tại những tài sản đã thế chấp thì gần như mất trắng vì khi khách hàng mua nhà phần lớn dưới hình thức là hợp đồng hợp tác đầu tư. Khi doanh nghiệp đầu tư dự án này phá sản đồng nghĩa với việc khách hàng rất khó thu hồi được số tiền “hợp tác” này.
Tóm lại, việc VAMC ra tay thu hồi tài sản đảm bảo theo Nghị quyết số 42 của Quốc hội làm cho nhiều góc khuất trên thị trường bất động sản lộ diện. Doanh nghiệp bất động sản “lừng lẫy” thật ra chỉ là “hổ giấy” và đang đứng trước nguy cơ phá sản Tình trạng cho vay vốn đầu tư kinh doanh bất động sản không được kiểm soát chặt. Số nợ xấu tại ngân hàng dân dần lộ diện với con số lên đến hàng chục tỷ đồng. Một nguy cơ lớn không ít người mua nhà, đầu tư tại các dự án bị thu hồi đứng trước nguy cơ mất tiền.
Hết Saigon One Tower siết nợ Hoàn Cầu có nguy cơ phá sản
Một khi khoản vay trở thành nợ xấu thì con nợ đứng trước nguy cơ phá sản, tức là con nợ không còn phương án tài chính nào khả thi để trả các khoản nợ. Hệ số tín nhiệm của khách hàng sẽ giảm xuống mức rất thấp, toàn bộ nợ của Công ty sẽ bị xếp vào nợ xấu và không thể tiếp tục vay nợ từ bất kỳ một ngân hàng nào để sản xuất kinh doanh. Vì vậy, nếu không rơi vào bước đường cùng thì doanh nghiệp sẽ tìm mọi cách để trả nợ cho ngân hàng.Cũng theo thông tin từ VAMC tài sản đảm bảo khoản nợ đã vay là 8 quyền sử dụng đất có tổng diện tích 51.454m2 tại phường Tân Thuận Tây và phường Bình Thuận, Quận 7 . Đây là dự án UBND TP.HCM giao đất cho Công ty TNHH Hoàn Cầu đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xây dựng nhà ở khu dân cư Tân Thuận Tây vào năm 2008. Mục tiêu của dự án là xây dựng nhà kinh doanh và tham gia chương trình tái định cư của thành phố. Tới nay, đã gần 9 năm kể từ khi được giao đất Hoàn Cầu vẫn chưa thực hiện xong hạ tầng của dự án.
Trên trang website của Tập đoàn Hoàn Cầu cho thấy Công ty TNHH Hoàn Cầu được thành lập năm 1993 với vốn điều lệ ban đầu là 193 tỷ đồng. Công ty Hoàn Cầu Khánh Hòa được thành lập năm 2010 và là chủ đầu tư Quần thể nghỉ dưỡng Quốc Tế Diamond Bay City, trung tâm thương mại và Khách sạn Hoàn Cầu – 20 Trần Phú – Nha Trang. Năm 2015, Hoàn Cầu tăng vốn lên 1.170 tỷ đồng. Đến năm 2016, Tập đoàn Hoàn Cầu chính thức giới thiệu dự án Diamond City tại phường Tân Thuận Tây, quận 7. Đây chính là dự án mà Hoàn Cầu đã thế chấp cho 2 công ty trong tập đoàn của mình vay vốn.
Lộ diện góc khuất: Tay không bắt giặc
Hết Saigon One Tower tới Hoàn Cầu bị siết nợ: Lộ chuyện “tay không bắt giặc”? Việc VAMC công bố thông tin siết nợ một số dự án bất động sản có giá hàng nghìn tỷ đồng trong thời gian gần đây cho thấy thị trường bất động sản, việc cho vay vốn đầu tư dự án bất động sản lộ diện nhiều góc khuất. Tình trạng các công ty bất động sản “tay không bắt giặc” là một hiện tượng phổ biến trên thị trường bất động sản. Tận dụng các “quan hệ” không ít công ty bất động sản đã “xin” được rất nhiều dự án siêu khủng trong khi năng lực rất hạn chế. Phần lớn số tiền đầu tư vay ngân hàng hoặc huy động từ người mua nhà. Điều này dẫn đến thị trường bất động sản nói chung, nền kinh tế nói riêng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.Mới đây thông tin được giới bất động sản là thông tin VAMC yêu cầu Công ty CP Sài Gòn One Tower bàn giao tài sản bảo đảm là một số tầng trong tòa nhà là Saigon One Tower tại địa chỉ 34 Tôn Đức Thắng, quận 1, TP HCM để xử lý nhằm thu hồi nợ. Đây là tài sản thế chấp cho các công ty Cổ phần Saigon One Tower, Công ty CP Đầu tư Liên Phát, Công ty CP TV ĐT và XD Minh Quân, Công ty CP Tân Superdeck M&C. Cho đến nay số nợ gốc và lãi phát sinh cho khoản vay này hơn 7.000 tỷ đồng.
Trên đây chỉ là 2 trong rất nhiều trường hợp các dự án bất động sản thế chấp ngân hàng vay vốn để đầu tư. Trong đó chắc chắn có rất nhiều khoản vay có tổng số gốc và lãi đã có giá trị vượt xa số bất động sản thế chấp. Như vậy, dù ngân hàng có bán những tài sản này cũng không thể thu hồi hết nợ. Do đó khi xử lý tài sản đảm bảo thì ngân hàng vẫn không thể thu hồi hết các khoản nợ và phải ghi nhận thua lỗ.
Việc thu hồi tài sản đảm bảo là bất động sản cũng sẽ nảy sinh những hệ lụy khác. Chẳng hạn trước đây dự án Diamond City và Saigon One Tower từng rao bán. Như vậy, nếu như người dân nào mua phải những nhà tại những tài sản đã thế chấp thì gần như mất trắng vì khi khách hàng mua nhà phần lớn dưới hình thức là hợp đồng hợp tác đầu tư. Khi doanh nghiệp đầu tư dự án này phá sản đồng nghĩa với việc khách hàng rất khó thu hồi được số tiền “hợp tác” này.
Tóm lại, việc VAMC ra tay thu hồi tài sản đảm bảo theo Nghị quyết số 42 của Quốc hội làm cho nhiều góc khuất trên thị trường bất động sản lộ diện. Doanh nghiệp bất động sản “lừng lẫy” thật ra chỉ là “hổ giấy” và đang đứng trước nguy cơ phá sản Tình trạng cho vay vốn đầu tư kinh doanh bất động sản không được kiểm soát chặt. Số nợ xấu tại ngân hàng dân dần lộ diện với con số lên đến hàng chục tỷ đồng. Một nguy cơ lớn không ít người mua nhà, đầu tư tại các dự án bị thu hồi đứng trước nguy cơ mất tiền.
Nhận xét
Đăng nhận xét