Theo tin tức nhà đất Sài Gòn, Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) đã có nghiên cứu Đề án phát triển thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020. Trong đó, HoREA đưa ra những giải pháp trong 5 năm tới.
Cụ thể, HoREA kiến
nghị, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp
luật (Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật Xây
dựng, Luật Đấu thầu…).
1. HoREA kiến nghị
Quốc hội thông qua dự thảo “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các
Luật về đầu tư, kinh doanh” nhằm điều chỉnh hiệu quả nền kinh tế và phát triển thị trường bất động sản,
tạo hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch
hơn; hạn chế và ngăn ngừa tiêu cực, nhũng nhiễu; xây dựng, quy hoạch đất
đai, phát triển thị trường BĐS lành mạnh, minh bạch và bền vững.
2. Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính theo hướng một cửa liên thông, đơn giản, thông thoáng, minh bạch, nhanh chóng.
3. Đối với công cụ về thuế, HoREA cho rằng, để khuyến khích phát triển thị trường bất động sản
tăng trưởng thì áp dụng thuế suất thấp đánh trên thu nhập từ chuyển
nhượng. Để điều tiết lúc thị trường có dấu hiệu bong bóng thì áp dụng
thuế suất cao, kể cả áp dụng thuế suất rất cao khi chuyển nhượng bất
động sản sau khi tạo lập trong năm đầu tiên.
Nhằm khuyến khích
phát triển, đầu tư nhà ở xã hội, Nhà nước đã áp dụng thuế GTGT 5%, thuế
thu nhập doanh nghiệp 10%; trước đây, thuế thu nhập cá nhân do chuyển
nhượng BĐS có 2 cách tính (bằng 22% trên thu nhập chịu thuế hoặc bằng 2%
giá trị hợp đồng giao dịch).
4. Về công cụ về
tín dụng, theo kiến nghị của HoREA, nhằm khuyến khích thị trường tăng
trưởng thì áp dụng những chính sách nới lỏng tín dụng, lãi suất thấp,
điều kiện thẩm định cho vay dễ dàng. Khi thị trường có dấu hiệu bong
bóng thì áp dụng chính sách hạn chế tín dụng, kể cả lãi suất cao, điều
kiện thẩm định cho vay khắt khe, khống chế tăng trưởng tín dụng. Có thể
thấy, chính sách tín dụng đã và đang trở thành công cụ hiệu quả điều
chỉnh phát triển thị trường bất động sản.
5. HoREA kiến nghị Ngân hàng Nhà nước
cần chỉ đạo các ngân hàng thương mại xây dựng quy chế hoạt động nội bộ
theo hướng khuyến khích chủ đầu tư dự án, nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi
công, nhà cung cấp thiết bị, khách hàng đều mở tài khoản giao dịch tại
cùng ngân hàng, để tạo điều kiện giám sát dòng tiền được sử dụng đúng
mục đích, giúp các bên liên quan sử dụng vốn tín dụng hiệu quả, tiết
kiệm, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho khách hàng.
Nhận xét
Đăng nhận xét